Trang chủ Kiến thức bệnh học Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

 

   Cơ thể của chúng ta hoạt động tốt được một phần là nhờ các yếu tố nội tiết. Trong đó, đối với nam giới, testosterone là một hormone vô cùng quan trọng. Nó không chỉ quyết định khả năng sinh lý mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, xương và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

 

Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

 

Testosterone là gì?

   Testosterone là nội tiết tố sinh dục có vai trò rất quan trọng đối với nam giới. Nó không chỉ đảm bảo đời sống tình dục mà còn ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, xương khớp, thần kinh và não bộ.

   Thông thường ở nam giới, testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 4%). Quá trình sản xuất nội tiết tố này bắt đầu từ tuần thứ bảy của thai kỳ.

   Khi nam giới đến tuổi dậy thì, nồng độ testosterone sẽ tăng dần lên, đạt đỉnh ở những năm cuối tuổi thiếu niên và chững lại. Từ tuổi 30 trở đi, nồng độ của nó lại có xu hướng giảm theo quá trình lão hóa.

 

Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

   Đối với sức khỏe nam giới, testosterone có các vai trò bao gồm:

  • Với hệ cơ – xương khớp: Testosterone là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển cơ bắp. Chúng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh, kích thích sự phát triển của mô cơ, tăng tổng hợp protein, tăng nồng độ hormone tăng trưởng. Từ đó, testosterone giúp thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp của phái mạnh. Việc thiếu hụt testosterone sẽ gây ra tình trạng teo cơ, nhão cơ.

 

Testosterone kích thích phát triển cơ bắp

 

   Còn với xương khớp, testosterone giúp tăng mật độ xương, kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu từ tủy xương. Nam giới có lượng testosterone thấp dễ gặp các vấn đề về xương như gãy xương, loãng xương…

  • Hình thành hệ thống sinh sản: Bộ phận sinh dục nam được hình thành từ lúc thai nhi được 7 tuần tuổi nhờ tác động của testosterone. Đến tuổi dậy thì, chúng lại có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của tinh hoàn, dương vật, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh… Hơn nữa, testosterone còn tham gia vào quá trình sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng.
  • Quyết định các đặc tính đàn ông: Những đặc tính như giọng trầm, râu, tóc, lông trên cơ thể phái mạnh đều được testosterone quy định. Nếu thiếu hormone này, người đàn ông sẽ có giọng nói như chị em phụ nữ.
  • Quyết định khả năng sinh lý: Testosterone kích thích ham muốn tình dục, duy trì sự hưng phấn và tăng khoái cảm, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lý của nam giới. Nếu thiếu hụt hormone này, nam giới có nguy cơ bị suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Kích thích lông, tóc phát triển: Tác dụng này biểu hiện rõ khi nam giới bước sang tuổi dậy thì. Testosterone thúc đẩy sự phát triển của lông trên mặt, nách và xung quanh bộ phận sinh dục. Chúng cũng có thể mọc trên cánh tay, chân và ngực. Một người đàn ông có mức testosterone thấp thường sẽ gặp tình trạng rụng lông, rụng tóc nhiều, tăng nguy cơ hói đầu.
  • Tác động vào quá trình chuyển hóa chất béo: Testosterone cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, giúp nam giới đốt cháy mỡ hiệu quả hơn. Nếu thiếu hụt hormone này, chất béo bị giảm chuyển hóa sẽ tích tụ lại ở một số bộ phận như bụng, mặt, cằm… tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

 

Thiếu hụt testosterone, nam giới có nguy cơ bị béo phì

 

   Có thể thấy, testosterone rất quan trọng đối với sức khỏe nam giới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý mà còn tác động đến hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể.

   Tuy nhiên theo quá trình lão hóa, cơ thể nam giới sẽ dần giảm sản xuất testosterone. Bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, hormone này giảm từ 0.8% – 1.3% mỗi năm. Khi đến 50 tuổi, nồng độ testosterone giảm khoảng 30-50%.

   Từ đó, hàng loạt vấn đề về thể lực cũng như khả năng sinh lý nam giới dần xuất hiện, chẳng hạn như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn, rụng tóc, dễ mắc các bệnh chuyển hóa… Vậy người đàn ông nên làm gì để duy trì nồng độ testosterone trong cơ thể?

 

Biện pháp giúp nam giới duy trì nồng độ testosterone là gì?

 

Biện pháp giúp nam giới duy trì nồng độ testosterone

   Để hạn chế tình trạng suy giảm nồng độ testosterone theo tuổi tác, phái mạnh nên kết hợp các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng như:
  • Đủ protein để duy trì nguồn nguyên liệu nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ giảm béo.
  • Đủ chất béo tốt như dầu cá, vừng, hạt chia, hạt lanh, dầu thực vật…
  • Đủ carbohydrates: Giúp tối ưu hóa mức testosterone đạt được trong quá trình rèn luyện cơ thể.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. Bạn nên lựa chọn các bài tập tăng sức mạnh của cơ và sự chịu đựng của cơ thể, chẳng hạn như nâng tạ.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập yoga… Tâm lý căng thẳng thường xuyên làm tăng nồng độ hormone cortisol. Loại hormone này làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể. Vì vậy, bạn lưu ý nên suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, tránh stress.
  • Không dùng rượu bia, hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc mỗi ngày.
  • Sử dụng BoniSeal+ của Mỹ kích thích cơ thể tăng tiết testosterone nội sinh. Nhờ thành phần kết hợp từ tinh chất động vật, thảo dược và các vi chất thiết yếu, BoniSeal + mang lại tác dụng mạnh mẽ, giúp kích thích sản sinh testosterone nội sinh cho người dùng. Từ đó, sản phẩm giúp cải thiện tình trạng giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tăng sinh lý cho phái mạnh.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết rõ hơn về vai trò của hormone testosterone đối với sức khỏe nam giới. Để đảm bảo nồng độ nội tiết tố này trong cơ thể, sử dụng BoniSeal + của Mỹ là giải pháp hữu hiệu nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




290.000565.000

Đặt hàng online





Trả lời

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044
tích điểm nhân quà