Trang chủ Kiến thức bệnh học Tinh trùng ít: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tinh trùng ít: Nguyên nhân và cách khắc phục

 

    Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Human Reproductive Update cho thấy, mật độ tinh trùng trung bình ở nam giới trên toàn cầu đã giảm từ 101,2 triệu/ml xuống còn 49 triệu/ml trong khoảng thời gian từ năm 1973 – 2018.

   Điều này có thể dẫn đến tình trạng vô sinh nam. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tinh trùng ít là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tinh trùng ít: Nguyên nhân và cách khắc phục

 

Tinh trùng ít là gì?

   Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới (giao tử đực), được sản xuất bởi các ống sinh tinh nằm trong tinh hoàn. Quá trình sinh tinh bắt đầu từ các tế bào gốc, được gọi là tinh nguyên bào. Toàn bộ quá trình phát triển từ tinh nguyên bào thành tinh trùng trưởng thành hoàn thiện về mặt chức năng sẽ kéo dài khoảng 10 – 12 tuần. Mỗi ngày, tinh hoàn có thể sản xuất đến vài trăm triệu tinh trùng.

   Tinh trùng kết hợp với dịch tiết từ túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến hành niệu đạo để tạo ra tinh dịch hoàn thiện. Trong mỗi lần xuất tinh, nam giới có thể xuất ra khoảng 2 – 5ml tinh dịch, với số lượng tinh trùng dao động từ 15 – 200 triệu/ml. Nếu số lượng tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch dưới 15 triệu thì được coi là tinh trùng ít.

 

Số lượng tinh trùng ít hơn 15 triệu/ml được coi là tinh trùng ít

 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tinh trùng ít?

   Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng tinh trùng ít. Bao gồm:

Tinh trùng ít do bệnh lý

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới. Tình trạng này xảy ra khi van và thành tĩnh mạch bị suy yếu, làm máu ứ trệ và tăng nhiệt độ ở bìu, dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Nhiễm trùng gây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng. Hoặc, nhiễm trùng để lại sẹo gây cản trở con đường vận chuyển tinh trùng. Tình trạng này thường được bắt gặp ở người mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Rối loạn xuất tinh. Xuất tinh ngược dòng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tinh trùng ít. Trong trường hợp này, thay vì đi vào niệu đạo, tinh trùng lại đổ ngược vào bàng quang. Các bệnh lý có thể gây xuất tinh ngược dòng có thể kể đến như: tiểu đường, tổn thương tủy sống,…
  • Bệnh tự miễn: Các kháng thể của hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tinh trùng vì lầm tưởng là tác nhân gây bệnh, từ đó làm giảm số lượng tinh trùng.
  • Suy giảm testosterone. Nội tiết tố testosterone giảm sút sẽ khiến quá trình sản sinh tinh trùng bị gián đoạn. Một số tác nhân làm giảm testosterone là do tuổi tác, tổn thương tinh hoàn, suy tuyến thượng thận,…
  • Các khối u, xơ nang trong cơ quan sinh sản có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và di chuyển của tinh trùng.
  • Một số nguyên nhân khác: tinh hoàn ẩn, dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền,…

 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến tinh trùng ít

 

Tinh trùng ít do các phương pháp điều trị

  • Tinh trùng ít do dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, kháng nấm, điều trị loét,… có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
  • Các thủ thuật, phẫu thuật: Một số thủ thuật có liên quan đến tình trạng tinh trùng ít là: Thắt ống dẫn tinh, mổ thoát vị bẹn, phẫu thuật bìu hoặc tinh hoàn, phẫu thuật tiền liệt tuyến, bàng quang…

Tinh trùng ít do tác động từ môi trường

  • Nhiệt độ môi trường quá nóng cũng làm giảm sản xuất tinh trùng.
  • Các loại hóa chất công nghiệp: Việc phơi nhiễm với dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, vật liệu sơn,… cũng có thể khiến tinh trùng ít đi.
  • Kim loại nặng bao gồm chì, cadmium,… có thể gây ra các bệnh lý và giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Tiếp xúc với bức xạ (như tia X, tia phóng xạ,…) có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.

Tinh trùng ít do lối sống không lành mạnh

  • Thói quen ngồi nhiều, ít vận động có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, gây rối loạn nội tiết tố, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Các vấn đề về cảm xúc, tâm lý như căng thẳng thường xuyên, trầm cảm cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
  • Sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, hút thuốc lá, chất gây nghiện (cocaine, thuốc phiện,…).
  • Sử dụng các thực phẩm bổ sung chứa steroid đồng hóa (ví dụ như: thuốc tăng cơ,…), thuốc tăng cường testosterone ngoại sinh,… làm ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn,…

 

Uống rượu bia nhiều làm giảm số lượng tinh trùng

 

Chẩn đoán tinh trùng ít bằng cách nào?

   Tinh trùng ít sẽ dẫn đến tình trạng khó thụ thai, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có con, thì có thể là do tinh trùng ít, hoặc tinh trùng yếu, hoặc cả hai.

    Để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn nên tới các bệnh viện có chuyên khoa nam học để thăm khám. Bác sĩ sẽ soi tinh dịch dưới kính hiển vi, hoặc làm tinh dịch đồ để kiểm tra số lượng, khả năng sống sót, vận động và hình thái của tinh trùng.

    Đồng thời, bạn cũng sẽ được làm các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán nguyên nhân như:

  • Xét nghiệm máu để định lượng hormone, kiểm tra nhiễm sắc thể.
  • Siêu âm tinh hoàn và tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết để đánh giá khả năng sản xuất tinh trùng trong trường hợp tắc nghẽn.

 

Soi dưới kính hiển vi giúp xác định mật độ tinh trùng

 

Khắc phục tình trạng tinh trùng ít bằng cách nào?

    Việc khắc phục tình trạng tinh trùng ít sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, cụ thể như:

Các biện pháp y tế

    Nếu nguyên nhân gây tinh trùng ít là do bệnh lý, nam giới sẽ được sử dụng các loại thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện. Nếu nguyên nhân là do thuốc, các loại thuốc khác ít ảnh hưởng hơn sẽ được bác sĩ lựa chọn để thay thế.

Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại

    Các biện pháp hạn chế tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường là: mặc quần áo bảo hộ khi lao động trong môi trường ô nhiễm, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sử dụng thực phẩm sạch, không bị nhiễm hóa chất,…

Điều chỉnh lối sống

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu kẽm, selen, boron, vitamin nhóm B,…
  • Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên để giữ cân nặng ổn định.
  • Tắm nắng để bổ sung vitamin D.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  • Ngủ đủ giấc, tăng cường chất lượng giấc ngủ.
  • Quan hệ tình dục đều đặn.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích khác.
  • Tránh mặc quần áo quá chật gây bí bách, tăng nhiệt độ vùng bìu; tránh các hoạt động như ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, xông hơi,…
  • Không sử dụng các loại sản phẩm chứa steroid đồng hóa.

Sử dụng sản phẩm BoniSeal +

   BoniSeal là sản phẩm có tác dụng giúp thúc đẩy sản xuất testosterone nội sinh, cải thiện tình trạng suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, di tinh,… Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

 

BoniSeal + – Sản phẩm của Mỹ

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tinh trùng ít. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




290.000565.000

Đặt hàng online





Trả lời

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044
tích điểm nhân quà