Trang chủ Kiến thức bệnh học Các thuốc nào có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới?

Các thuốc nào có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới?

 

   Rối loạn cương dương là một vấn đề gây ảnh hưởng đến 52% nam giới trong độ tuổi từ 40 – 70, theo nghiên cứu. Trong số các yếu tố gây rối loạn cương dương, nhiều người thường bỏ qua các thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu các loại thuốc này nhé.

 

 Các thuốc nào có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới?

 

Các thuốc trị tăng huyết áp và bệnh tim mạch

   Các thuốc điều trị tăng huyết áp ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật do làm giảm huyết áp và lượng máu đến dương vật. Hầu hết các loại thuốc điều trị tăng huyết áp đều có thể gây ra rối loạn cương dương. Tuy nhiên, nguy cơ cao nhất xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta giao cảm, nguy cơ thấp hơn với thuốc chẹn thụ thể AT1, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin.

   Trong một số trường hợp, nam giới bị rối loạn cương dương khi uống thuốc xuất phát từ nguyên nhân tâm lý. Tức là họ nhận thấy các tác dụng phụ trên sinh lý của thuốc và lo lắng về nó, từ đó dẫn đến rối loạn cương dương.

   Những thuốc điều trị bệnh tim mạch khác như digoxin, disopyramide… đều được ghi nhận là gây giảm khả năng cương cứng cũng như giảm ham muốn ở nam giới.

   Ngoài ra, nhóm thuốc statins trị rối loạn lipid máu (atorvastatin, fluvastatin, lovastatin…) có tác dụng hạ mỡ máu nhưng lại can thiệp vào quá trình giảm sản xuất testosterone nên cũng gây ra tình trạng rối loạn cương dương.

 

Thuốc kháng histamin H2 điều trị các bệnh về dạ dày

   Phần lớn các thuốc thuộc nhóm kháng histamine H2 đều có tác dụng phụ gây rối loạn cương dương khi dùng ở liều cao. Trong đó, cimetidin có tác dụng phụ này mạnh nhất. Không chỉ gây rối loạn cương dương và giảm ham muốn, chúng cũng có thể làm giảm số lượng tinh trùng của đàn ông.

 

Thuốc chống trầm cảm và các thuốc điều trị vấn đề tâm lý khác

   Rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý là tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc tâm thần khác.

   Bằng cách thay đổi nồng độ hormone serotonin, thuốc chống trầm cảm gây ra sự mất cân bằng của các hormon khác, trong đó có testosterone – hormone sinh dục của nam giới và dopamin – hormone tạo ra cực khoái. Trong đó, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) được biết đến là thuốc có nhiều tác dụng phụ trên khả năng sinh lý.

   Ngoài ra, các loại thuốc tâm thần khác có thể gây ra vấn đề cương cứng là thuốc giải lo âu (như benzodiazepin) và thuốc chống loạn thần.

 

Thuốc giảm đau opioid

   Thuốc giảm đau opioid là thuốc giảm đau gây nghiện, thường được sử dụng cho các cơn đau vừa và mạnh. Rối loạn cương dương là một trong các tác dụng phụ của nhóm thuốc này do chúng làm suy yếu tín hiệu giữa tinh hoàn, tuyến yên và vùng dưới đồi của não. Điều này khiến lượng hormone testosterone giảm mạnh, khiến nam giới tăng nguy cơ gặp vấn đề về cương cứng và giảm khả năng sinh sản.

   Một số thuốc giảm đau nhóm opioid thường gặp là:

  • Akineton (biperiden).
  • Artane (trihexyphenidyl).
  • Cogentin (benztropine).
  • Kemadrin (procyclidine).
  • Levodopa.
  • Parlodel (bromocriptine).

 

Thuốc giảm đau Morphin có thể gây rối loạn cương dương.

 

Thuốc điều trị bệnh Parkinson

   Thuốc điều trị bệnh Parkinson hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine và chất chủ vận dopamine, từ đó làm tăng tác dụng của dopamine. Điều này khiến hoạt động của các dây thần kinh kích thích dương vật bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc thiếu acetylcholine cũng ngăn cản sự giãn nở của các mạch máu, gây khó khăn cho việc cương cứng của nam giới.

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson là:

  • Akineton (biperiden).
  • Artane (trihexyphenidyl).
  • Cogentin (benztropine).
  • Kemadrin (procyclidine).

  • Parlodel (bromocriptine).

   Trên đây là một số thuốc có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Khi bị rối loạn cương dương do thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm ra giải pháp khắc phục. Tuyệt đối không được bỏ thuốc chữa bệnh giữa chừng khiến bệnh nặng hơn và tái phát, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




290.000565.000

Đặt hàng online





Trả lời

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044
tích điểm nhân quà