Trang chủ Kiến thức bệnh học Đau tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

 

    Đau tinh hoàn là một vấn đề khiến tất cả nam giới đều không khỏi lo lắng. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả tâm lý và đời sống tình dục của các quý ông. Vậy nguyên nhân đứng sau tình trạng đau tinh hoàn là gì? Làm cách nào để điều trị hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Đau tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn là gì?

   Đau tinh hoàn là tình trạng có thể được bắt gặp ở nam giới trong mọi độ tuổi. Đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tinh hoàn, đau trong thời gian ngắn hay kéo dài tùy theo từng trường hợp cụ thể.

     Theo đó, các nguyên nhân gây đau tinh hoàn có thể kể đến như:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

   Thừng tinh có dạng hình ống, xuất phát từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng. Bên trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.

   Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi chức năng của các van tĩnh mạch ở đây bị suy yếu. Tình trạng này khiến cho máu không thể đi theo một chiều nhất định mà bị ứ lại ở tĩnh mạch, từ đó làm thành tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn, trở nên lớn hơn bình thường.

   Đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ, người bệnh có thể không cảm thấy đau. Nhưng nếu không được điều trị, tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ nặng lên và gây đau tinh hoàn, kèm theo cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu.

   Trong trường hợp nghiêm trọng, nam giới còn bị giảm khả năng sinh sản. Điều này là do máu ứ đọng lại trong các tĩnh mạch gây tăng nhiệt độ trong bìu, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Viêm mào tinh hoàn

   Mào tinh hoàn là một ống cuộn tròn, hình chữ C, nằm phía trên tinh hoàn, nhìn giống như mào gà. Đây vừa là chỗ chứa tinh trùng, vừa là nơi cho tinh trùng trưởng thành. Sau khi hoàn thiện, tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh để được xuất tinh ra ngoài.

   Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng và đau vùng này do nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Một số nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn là: Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu chảy ngược vào mào tinh, bệnh lao,…

    Người bệnh sẽ thấy đau tinh hoàn, kèm với sưng đỏ, đau khi đi tiểu hay giao hợp, sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết ở bìu,… Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến áp xe ở bìu, viêm tinh hoàn và giảm khả năng sinh sản.

 

Viêm mào tinh hoàn sẽ gây sưng và đau

 

Xoắn tinh hoàn

   Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục, khiến thừng tinh bị xoắn lại và gây tắc nghẽn đột ngột. Điều này làm giảm lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến sưng và đau tinh hoàn.

    Dấu hiệu của xoắn tinh hoàn là những cơn đau dữ dội và đột ngột, thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn, phần bìu sưng to, một bên tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường, kèm theo đau bụng dưới, buồn nôn và nôn.

    Xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ để tránh bị lan rộng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

U nang mào tinh hoàn

   U nang mào tinh hoàn là một khối u lành tính xuất hiện ở mào tinh hoàn do ứ đọng, tắc nghẽn ống dẫn tinh, hoặc do viêm nhiễm, chấn thương tinh hoàn làm tăng tiết dịch. Kích thước u nang mào tinh hoàn có thể dao động từ vài milimet tới vài centimet.

    Mặc dù là tình trạng lành tính, nhưng u nang mào tinh hoàn vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới. Các khối u kích thước lớn có thể bị vỡ, dẫn đến viêm nhiễm hoặc chèn ép ống dẫn tinh, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.

Ung thư tinh hoàn

  Ung thư tinh hoàn là tình trạng một khối u ác tính xuất hiện tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này sẽ ngày một phát triển lớn hơn và xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn.

  Ung thư tinh hoàn có các dấu hiệu nhận biết như: Cảm giác nặng nề ở bìu, đau tinh hoàn, đau âm ỉ ở bụng dưới hay bẹn, đau lưng dưới, khó thở, đau ngực,… Ung thư tinh hoàn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tình dục mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi các tế bào ung thư di căn.

   Nếu được phát hiện ở giai đoạn I, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh vào khoảng 98% và  giai đoạn II là 95%. Ở giai đoạn III, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 6%.

 

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý rất nguy hiểm

 

Những cách điều trị đau tinh hoàn

   Khi bị đau tinh hoàn, nam giới cần đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Theo đó, các biện pháp điều trị đau tinh hoàn có thể kể đến như:

Điều trị nội khoa

   Nếu nam giới bị đau tinh hoàn xuất phát từ nguyên nhân chấn thương va đập, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ,… bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm, giúp giảm tình trạng sưng đau và viêm nhiễm tái phát trở lại.
  • Thuốc giúp tăng sức bền, bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh

Điều trị ngoại khoa

   Người bệnh bị đau do xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng, u nang mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn… sẽ cần được can thiệp ngoại khoa. Một số biện pháp có thể kể đến như:

  • Sử dụng kim chọc trực tiếp vào màng tinh hoàn và hút chất lỏng trong khối nang mào tinh hoàn.
  • Phẫu thuật để tháo xoắn tinh hoàn, loại bỏ xơ nang, thắt tĩnh mạch thừng tinh hoặc cắt bỏ tinh hoàn.
  • Hóa trị, xạ trị trong các trường hợp bị ung thư tinh hoàn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị đau tinh hoàn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




290.000565.000

Đặt hàng online





Trả lời

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044
tích điểm nhân quà