Nội dung chính
Để tăng cường sinh lý nam, cải thiện các vấn đề như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… nam giới thường sẽ tìm đến các loại dược liệu bổ thận tráng dương. Và bài viết này sẽ tổng hợp 4 loại thường được dùng nhất! Cùng tìm hiểu tác dụng và cách sử dụng chúng ngay nhé!
Có những vị thuốc bổ thận tráng dương nào?
Cây ba kích – Dược liệu bổ dương được dùng phổ biến nhất
Ba kích là (Morinda officinalis) là một loại dược liệu rất nổi tiếng trong việc cải thiện sinh lý nam. Theo y học cổ truyền, ba kích có tính ấm, vị hơi cay, quy vào kinh thận.
Với nam giới, ba kích có tác dụng bổ thận dương, mạnh gân cốt. Trong đó, theo quan điểm đông y, thận dương suy nhược chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm. Nhờ tác dụng bổ thận dương mà ba kích sẽ giúp khắc phục các vấn đề trên khi dùng đúng cách.
Ba kích thường có mặt trong một số bài thuốc cổ truyền. Điển hình là bài thuốc với các thành phần: Ba kích 80g, Sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, thục địa 160g, hoài sơn 160g, quế nhục 30g, mật ong vừa đủ rồi chế thành viên hoàn.
Tuy nhiên, với mục đích bổ thận tráng dương, đa phần nam giới sẽ dùng ba kích để ngâm rượu. Dược liệu này có thể ngâm khi tươi hoặc khô như sau:
Cây ba kích – Dược liệu bổ dương được dùng phổ biến nhất
Cách ngâm rượu với ba kích tươi:
- Rửa sạch bình ngâm rượu và ba kích tươi. Với ba kích, cần loại bỏ phần lõi vì nó có độc.
- Dùng rượu trắng từ 40 độ trở lên tráng qua ba kích một lượt rồi để ráo.
- Cho ba kích đã ráo nước vào bình, thêm rượu theo đúng tỷ lệ 1:5.
- Đóng chặt nắp bình, cất trữ bình rượu ở nơi tối, chôn xuống đất được thì càng tốt. Sau khi ngâm 20 ngày thì nên khuấy đều, rồi tiếp tục ngâm thêm ít nhất 60 ngày nữa trước khi lấy ra sử dụng.
- Thời điểm tốt nhất là sau 6 tháng.
Cách ngâm rượu với ba kích khô:
Cách ngâm rượu ba kích khô tương tự như các bước ngâm với ba kích tươi ở trên. Tuy nhiên, về tỷ lệ ba kích : rượu và thời gian ngâm có khác biệt.
Tỷ lệ ngâm rượu ba kích khô là 1:8. Tức là 1kg ba kích khô sẽ ngâm với 8 lít rượu trắng 40 độ trở lên trong vòng ít nhất 3 tháng.
Ba kích trước khi đem ngâm thì cần đem sao 15 phút rồi để nguội, không cần rửa lại với nước.
Bạn có thể ngâm ba kích cùng một số dược liệu bổ thận tráng dương khác như dâm dương hoắc, nhục thung dung, cá ngựa, tắc kè. Hoặc nếu muốn tăng cường gân cốt, giảm đau mỏi xương khớp thì bạn có thể ngâm cùng đỗ trọng, thỏ ty tử, câu kỷ tử…
Dược liệu bổ dương nhục thung dung
Nhục thung dung cũng là 1 dược liệu giúp ôn thận, tráng dương được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Dược liệu này là phần thân có vảy của cây nhục thung dung (Cistanches deserticola). Nó có vị ngọt, chua, mặn, tính ấm, quy vào kinh thận.
Nhục thung dung có tác dụng bổ thận, tráng dương nên được dùng cho những người thận hư dẫn đến tê liệt dương, hoạt tinh (xuất tinh sớm), giảm sinh lý. Dược liệu này thường được phối hợp với ba kích, đỗ trọng, phụ tử, phá cổ chỉ, xà sàng tử, viễn chí và dâm dương hoắc.
Nhục thung dung cũng được ngâm rượu để uống nhưng nó thường kết hợp với một số dược liệu khác. Ví dụ như ngâm rượu nhục thung dung, ba kích, dâm dương, kỷ tử, thỏ ty tử. Bạn chuẩn bị các dược liệu này mỗi loại 2000g đem rửa sạch và tráng qua bằng rượu. Sau đó, bạn đem ngâm với 8-10 lít rượu rồi đậy nắp kín. Ngâm trong 1-2 tháng là có thể dùng được.
Ngoài tác dụng bổ dương, nhục thung dung còn giúp nhuận tràng thông tiện, dùng trong trường hợp táo bón.
Nhục thung dung
Dâm dương hoắc
Y học cổ truyền cũng như y học hiện đại đều đã công nhận tác dụng của dâm dương hoắc đối với khả năng sinh lý của phái mạnh. Bộ phận dùng là lá và thân phơi khô của cây dâm dương hoắc (Epimedium sagittatum). Nó có vị cay, tính ấm, quy vào hai kinh là can và thận.
Dâm dương hoắc có tác dụng ôn thận, tráng dương, dùng khi thận dương bất túc, đau lưng, liệt dương. Nó thường được phối hợp với các vị thuốc bổ dương như ba kích, thỏ ty tử, nhục thung dung…
Phái mạnh cũng thường dùng loại dược liệu này để ngâm rượu. Nó có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp thêm các vị thuốc khác. Trong quá trình dùng, bạn cần lưu ý sao dược liệu đúng cách với các phương pháp như:
- Sao với muối: dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được.
- Sao dâm dương hoắc với mỡ dê: 1 lạng dâm dương hoắc sao với 20g mỡ dê, sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được.
- Sao với rượu: sao dâm dương hoắc với tỷ lệ 1 lạng : 20 – 25 ml rượu, sao cho đến khi dược liệu khô.
Cách ngâm:
- Ngâm dâm dương hoắc độc vị: Đem 500g dâm dương hoắc ngâm với 5 lít rượu.
- Ngâm phối hợp với các vị thuốc khác: Ngâm cùng tiên mao, ba kích, nhục thung dung, uy linh tiên…
Dâm dương hoắc
Tắc kè
Tắc kè có vị đắng, tính hơi hàn, quy vào 2 kinh là can và thận. Tắc kỳ chủ yếu được dùng để ngâm rượu, khi uống có tác dụng bổ dương cho nam giới bị yếu sinh lý.
Trong đông y, tắc kè có tác dụng bổ gan, bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, thông huyết mạch, dùng để trị các trường hợp can thận bất túc, lưng đau mỏi gối, di tinh, yếu sinh lý.
Quá trình chế biến tắc kè tương đối cầu kỳ như sau:
- Mổ và loại bỏ hết phủ tạng rồi dùng bông thấm cồn 70 độ lau sạch máu.
- Cho rượu trắng ngâm gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh.
- Để cho tắc kè khô se lại.
- Ngâm 1 đôi tắc kè (gồm 1 con đực và 1 con cái) hoặc nhiều đôi trong 1 bình. Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 – 70 độ cho ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5-8 phần rượu), ngâm 100 ngày.
- Chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 – 40 độ trong 60 ngày.
- Lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 – 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.
Rượu tắc kè
Trên đây là 4 vị thuốc bổ dương thường được dùng trong đông y và nhiều nam giới cũng sử dụng chúng để ngâm rượu với mục đích tăng cường sinh lý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY